Như bạn cũng đã biết, để có được cộng đồng thời trang ngày càng phát triển như hiện nay, lịch sử thời trang thế giới trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển với vô số sự kiện diễn ra. Thấm thoáng trôi qua hàng thập kỷ liên tiếp, tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có Big-Four sự kiện thời trang được đánh giá là lớn nhất và được giới mộ điệu săn đón mỗi năm : New York, London, Milan và Paris chính là 4 kinh đô thời trang được công nhận trên toàn thế giới với tần suất tổ chức hai lần mỗi năm. Những tuần lễ thời trang lớn này cũng trở thành nơi giao lưu, kết nối và trao đổi ý tưởng giữa các chuyên gia thời trang, nhà sáng tạo, các doanh nghiệp, và người yêu thời trang. Chúng thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo, đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh quan trọng trong việc tiếp cận thị trường thời trang quốc tế. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu ngắn gọn về ''Bộ tứ kinh đô thời trang'' của thế giới mà chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị!

New York
Fashion Week
Những tuần lễ thời trang (*tức là Fashion Week) mà chúng ta hay thường gọi ngày nay, thực chất khởi nguồn từ những thành phố phồn vinh không bao giờ ngủ bởi thị hiếu thời trang cao và mật độ phát triển nhanh chóng. Theo như Jay tìm hiểu, trong một ghi chép của nhà sử học người Mỹ tên William Leach đã viết trong quyển “Land of Desire” : Vào khoảng đầu của thế kỷ 20, một cửa hàng tên Ehrich Brothers đã tổ chức một sàn diễn đầu tiên dành cho người Mỹ để thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm của họ. Sau đó, một số cửa hàng khác tại New York thấy được tính hiệu quả và khả thi trong cách làm truyền thông hay ho này lúc bấy giờ, cũng đã lặp lại cách tổ chức kiểu sự kiện công bố này trong suốt những năm 1910 đến 1920.
Có thể bạn chưa biết rằng tuần lễ thời trang thực thụ được đánh giá là ''đầu tiên của mọi thời đại'' được diễn ra tại ''The Big Apple'' (*Nickname của thành phố New York City) vào năm 1943. Bên cạnh đó, với mức độ phát triển tư duy về thời trang ở thời điểm này, Pháp được xem là thánh địa của thời trang với sự phát triển mạnh mẽ về tơ lụa và giao thương vải vóc nên ngay cả những người lao động và hầu hết cư dân sinh sống tại Mỹ lúc bấy giờ cũng luôn trông ngóng những công bố sáng tạo mới của cường quốc Châu Âu này. Tuy nhiên, kể từ khi Thế Chiến Thứ II xảy ra đã trở thành rào cản ngăn cách họ không thể tiếp tục đến với Thủ Đô Paris (Pháp).
Vì lý do lớn này, một nhà báo uy tín tên Eleanor Lambert đã nảy ra ý tưởng tổ chức một tuần lễ thời trang chuyên nghiệp có quy mô đầu tư và cơ cấu tổ chức thường niên được gọi là ''Tuần lễ Báo chí (Press Week)'' vào ngày 20 tháng 7 năm 1943 ngay tại New York để thu hút đông đảo sự chú ý của các nhà thiết kế người Mỹ nhằm tiếp cận cơ hội màu mỡ này cho họ được báo giới thời trang đưa tin và được khách hàng tiềm năng biết đến.
Sự khai sinh ra tuần lễ thời trang đầu tiên ở New York này đã giúp thành phố nhanh chóng được giới mộ điệu công nhận và dần dần in sâu vào tiềm thức của người dân Mỹ - họ xem đây là sự kiện quan trọng phản ánh phong cách sống thời thượng và cập nhật ''xu hướng'' thẩm mỹ thời trang hàng năm; đặc biệt là Sportswear. Trải qua nhiều thập kỷ thăng trầm, ngày nay tuần lễ thời trang New York đã có được sự yêu mến và quan tâm đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới.

Paris
Fashion Week
Thủ đô Paris của nước Pháp từ xa xưa đã nổi tiếng với lịch sử lâu đời về những show trình diễn thời trang cao cấp (Couture Show) của các nhà mốt lành nghề. Kể từ những năm 1700, các thiết kế dần được trưng bày trên những con ma-nơ-canh cứng nhắc và trông giống con người được đặt ở trước các cửa hiệu hoặc trong cửa hàng cho khách hàng dễ hình dung được tổng quan bộ trang phục khi được ướm trên dáng người mẫu như ma-cơ-canh. Sau đó vào những năm 1850 khi Charles Frederick Worth (*được xem như cha đẻ của Haute Couture và người thành lập của House of Worth) quyết định công bố những thiết kế trên những người mẫu chuyên nghiệp với sự trình diễn chỉnh chu và diễn ra mỗi khi có BST mới.
Nhiều năm sau đó, vào khoảng 1945, nghiệp đoàn may đo cao cấp ''Chambre Syndicale de la Haute Couture'' đã ấn định một bộ quy tắc để xác định Thương Hiệu thời trang nào có đủ tiêu chuẩn được công nhận là một Haute Couture thực thụ. Có nhiều nguyên tắc bắt buộc và nghiêm ngặt, chẳng hạn như nhà mốt phải giới thiệu tối thiểu một bộ sưu tập 35 sản phẩm may mặc vào mỗi mùa Xuân Hè hoặc Thu Đông cho giới báo chí - đây cũng được xem là đóng góp tiền đề vô cùng quan trọng tạo nên những tuần lễ thời trang chuyên nghiệp sau này.
Vào năm 1973, khi tuần lễ thời trang Paris đầu tiên trong lịch sử được chính thức diễn ra, được liên đoàn thời trang cao cấp của Pháp tên ''Fédération Française de la Couture'' tổ chức như một sự kiện gây quỹ để cải tạo cung điện Versailles lúc bấy giờ. Sau đó, vào năm 1984, một nhà thiết kế người Pháp tên Thierry Mugler đã ''tự tổ chức'' một buổi trình diễn thời trang cá nhân đầu tiên để công bố bộ sưu tập mới đến với công chúng. Điều này mang tính cách mạng cao và mở ra xu hướng show-off những sáng tạo một cách thường xuyên hơn cho các nhà thiết kế/ nhà mốt thời trang.
Gói gọn những điều trên và nhìn lại hành trình lịch sử của thánh địa thời trang này, chúng ta thấy được Paris (Pháp) chính là cái nôi quan trọng nhất mọi thời đại khi những tên tuổi thời trang làm nên nhiều thành tựu và cách mạng hóa tư duy thời trang cho toàn thế giới phải kể đến như : Coco Chanel, Christian Dior, Elsa Schiaparelli, Yves Saint Laurent, … Họ đã bắt đầu sự nghiệp tại đây, phát triển thời hoàng kim tại đây và hiện tại vẫn gìn giữ di sản quý báu của họ tại đây. - cho chúng ta thấy hiện tại tuần lễ thời trang Paris luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của giới mộ điệu và là sự kiện tâm điểm của thế giới thời trang.

Milan
Fashion Week
Mối liên hệ giữa Milan và Thời trang chủ yếu là do các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng đã bắt đầu sự nghiệp của họ tại thành phố này của nước Ý xinh đẹp vào nửa sau thế kỷ 20. Tuần lễ thời trang Milan có hơn 40 shows trình diễn thời trang mỗi mùa và là một trong sự kiện lớn về thời trang của quốc gia - giúp nâng tầm vị thế của thành phố Milan trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch và giới mộ điệu thời trang từ khắp nơi trên thế giới. Với tần suất hai lần mỗi năm vào mùa Thu-Đông (được tổ chức vào tháng 2/tháng 3 hàng năm) và Xuân-Hè (được tổ chức vào tháng 9/tháng 10 hàng năm), Milan Fashion Week được xem là hội chợ thương mại ngành hàng thời trang, được thành lập từ năm 1958 bởi Hiệp hội thời trang quốc gia Ý (National Chamber for Italian Fashion) và là một tổ chức phi lợi nhuận có sự phối hợp và thúc đẩy của các tổ chức cho sự phát triển của nền thời trang Ý.
Trên thực tế và theo Jay tìm hiểu được biết rằng là thủ đô thời trang ban đầu là Florence. Vào năm 1951, doanh nhân Giovanni Battista Giorgini nghĩ rằng đã đến lúc thời trang địa phương nên được cả thế giới ca ngợi; do đó, ông đã tổ chức một loạt sàn diễn để giới thiệu các tài năng người Ý, một trong số đó là Emilio Pucci.
Các sự kiện thành công đến mức gây sức ảnh hưởng mạnh mẽ và thức đẩy những sự kiện tương tự diễn ra ở Rome và Venice. Sau đó, vào năm 1958, Camera Nazionale Della Moda Italiana, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm quảng bá các nhà thiết kế Ý, đã thành lập tuần lễ thời trang chính thức của đất nước tại Milan. Các nhà đầu tư và giới mộ điệu khi xem xét kỹ lại thì thấy vị trí địa lý và tiềm năng của Milan cũng khá lý tưởng để phát triển lĩnh vực thời trang bởi đây chính là trung tâm tìa chính và công nghiệp có lịch sử sản xuất lâu năm.
Chẳng bao lâu ngay sau đó, các thương hiệu thời trang như Moschino, Dolce & Gabbana và Prada đã dần trở nên nổi tiếng và được công chúng quan tâm nhiều đến mức có thể ví von rằng nhường như mọi ánh mắt của giới mộ điệu lúc bấy giờ đang đổ dồn về thời trang quyến rũ và thơ mộng của Milan với giá cả ''phải chăng hơn'' kinh đô thời trang Paris đương thời. Và ở thời điểm hiện tại, tuần lễ thời trang Milan được đánh giá cao và luôn cho ra mắt những BST sáng tạo nhận được đông đảo sự yêu mến hàng năm từ cộng đồng thời trang toàn thế giới.

London
Fashion Week
Tuần lễ thời trang Luân Đôn được biết đến rộng rãi và được giới mộ điệu đánh giá cao vì là sự kiện tiên tiến nhất trong cả bốn tuần lễ. Với bầu không khí bụi bặm và sương mù, thủ đô nước Anh đã làm say đắm mọi người trẻ đam mê thời trang muốn ra mắt hoặc theo đuổi một phong cách chiết trung hơn. Vì thành phố này được đặc trưng bởi môi trường đa văn hóa nên mọi đề xuất mang tính thử nghiệm hoặc độc đáo đến điên rồ đều được hoan nghênh. Tuần lễ thời trang này cũng là tuần lễ có tuoir đời trẻ nhất nhưng được đánh giá là một trong ''Big Four'' danh giá.
Trong thời kỳ Trung Cổ, London được biết đến như một trung tâm giao thương lớn. Trong thời gian này, London không thể so với các thành phố khác như Paris, Florence và Rome về mặt tạo ra xu hướng, mà chủ yếu là một mắt xích trung chuyển. London xuất khẩu các nguyên liệu như len, lụa, kim loại và nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như lông thú, đồ thêu. Kể từ thế kỷ 17, tầng lớp quý tộc Anh Quốc muốn ăn mặc phải trông thật thanh lịch, toát ra khí chất và phải thời thượng. Để thỏa mãn nhu cầu này, vào thế kỷ 18, những người thợ may thủ công có tiếng đã tạo ra kỹ thuật may đo chuẩn mực của vương quốc Anh: Bộ suit may đo (bespoke suit) dành cho những vị khách quý. Dần dần cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên vách ngăn phân biệt giàu nghèo ngày càng rộng ở Anh Quốc. Tại London, nếu East End là khu vực sản xuất thời trang giá rẻ thì West End lại là thủ phủ của thời trang cao cấp cho giới quý tộc. Từ thế kỷ 19-20, sau nhiều cải cách, nữ hoàng Victoria biến London thành kinh đô thời trang hoa mỹ và tạo ra nhiều xu hướng thời trang cho thế giới. Khiến ăn sâu vào lĩnh vực điện ảnh và thời trang đại chúng, điển hình phải kể đến như : phong cách Dandyism (Bảnh bao) vào đầu thế kỷ 20, phong cách Mod từ những năm 60 và Punk của những năm 70, …
Tuần lễ thời trang Luân Đôn được biết đến rộng rãi và được giới mộ điệu đánh giá cao vì là sự kiện tiên tiến nhất trong cả bốn tuần lễ. Với bầu không khí bụi bặm và sương mù, thủ đô nước Anh đã làm say đắm mọi người trẻ đam mê thời trang muốn ra mắt hoặc theo đuổi một phong cách chiết trung hơn. Vì thành phố này được đặc trưng bởi môi trường đa văn hóa nên mọi đề xuất mang tính thử nghiệm hoặc độc đáo đến điên rồ đều được hoan nghênh. Tuần lễ thời trang này cũng là tuần lễ có tuoir đời trẻ nhất nhưng được đánh giá là một trong ''Big Four'' danh giá.
Vào năm 1984, hội đồng thời trang Anh (British Fashion Council) được thành lập một năm trước đó đã tổ chức Tuần lễ Thời Tuần lễ Thời trang Luân Đôn đầu tiên nhằm quảng bá các thiết kế mang đậm văn hóa quốc gia và giúp chúng được quốc tế công nhận. Xét rằng một số trường học thời trnag nổi tiếng đều tọa lạc tại thủ đô London của Vương Quốc Anh, nên chúng ta không gì phải nghi ngờ rằng tại sao nhiều tài năng mới nổi tại trưng bài bộ sưu tập của họ tại London. Tthực tế, John Galliano, người tốt nghiệp trường Central Saint Martins nổi tiếng, đã giới thiệu dòng sản phẩm 'Les Incroyables', lấy cảm hứng từ Cách mạng Pháp, trong tuần lễ thời trang đầu tiên ở London.
Ở thời điểm hiện tại, London Fashion Week là một hội chợ thời trang được tổ chức tại London, Anh mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 9. London Fashion Week được thành lập từ năm 1984 bởi Hiệp hội thời trang Anh (British Fashion Council). Đây là tuần lễ thời trang của các nhà tài trợ, và nó như một sự kiện thương mại thu hút khá lớn sự chú ý của báo chí. Địa điểm hiện tại cho hầu hết các sự kiện trên luôn kín lịch đặt chỗ trước là Somerset House ở trung tâm London, nơi dành ra một khu vực rộng lớn ở sân trung tâm dùng để setup một loạt các sàn catwalk trình diễn các thiết kế hàng đầu của các NTK nổi tiếng. Còn khu vực phía trong tòa Somerset House là nơi trưng bày và triển lãm các tác phẩm của 150 nhà thiết kế. Thêm vào đó, có khá nhiều sự kiện nhỏ bên lề như Vauxhall Fashion Scout sẽ được tổ chức bởi các nhóm tài trợ tư nhân và diễn ra tại các địa điểm khác nhau ở trung tâm London.