Bạn đã bao giờ vô tình bắt gặp một hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo nào đó và bị “hớp hồn” và có cảm giác muốn thưởng thức món ăn đó qua những bức ảnh chưa? Không cần biết khẩu vị của nó như thế nào nhưng chỉ cần nhìn những hình ảnh đã kích thích vị giác, khướu giác. Đây chính là hiệu ứng mà nghệ thuật Food Styling mang lại. Vậy Food Stylist là người thế nào? Tại sao lại có thể làm được những điều như vậy!
Mọi người thường chuẩn bị thực phẩm để nấu nướng, thưởng thức, Food Stylist lại chuẩn bị thực phẩm dành cho một mục đích khác, họ lựa chọn những thực phẩm tuyệt hảo, làm chúng trở nên đẹp nhất và trình diễn chúng dưới camera. Công việc dễ thấy của food stylist tại studio là tìm những loại chén dĩa phù hợp, sắp xếp hợp lý và thu hút, cuối cùng là trình bày thức ăn, sau đó photographer sẽ tiền hành chụp ghi lại shot hình đạt đúng mục đích chất lượng, nhưng trên thực tế sẽ có cả ngàn công việc liên quan trước khi bắt tay vào những công việc trên. Một shot chụp hình món ăn cần được chuẩn bị tốt, trao đổi ý kiến rõ ràng, mua sắm thực phẩm và props, cuối cùng bạn sẽ nấu và lên món một cách hoàn hảo. Buổi chụp có thể kéo dài nhiều giờ, photographer cần mọi thứ luôn hấp dẫn, nhìn phải phát thèm ngay.


Nhân tố quan trọng khi dấn thân vào lĩnh vực Food Styling
Điều đầu tiên một Food Stylist cần làm khi nhận một công việc là thu thập thông tin về công việc càng nhiều càng tốt, bạn cần tìm câu trả lời cho một số câu hỏi như: Khách hàng là ai ? Công việc dành cho quay hay chụp? Mất bao nhiêu ngày chụp, bao nhiêu ngày chuẩn bị? Cần thiết có assistant không? Công thức món ăn, layouts, storyboards, hay tear sheets? Bao nhiêu thực phẩm cần phải chụp, và nó trông như thế nào?… Food Stylist phải thu thập tất cả và lên một kế hoạch cụ thể cho mình, thông thường Food Styling sẽ theo các bước sau.
1 - Tìm dụng cụ đúng là tìm đúng chân ái.
Tạo cho mình một danh sách đi chợ gồm thực phẩm gì, số lượng bao nhiêu cho mỗi loại thực phẩm. Luôn chuẩn bị đa dạng màu sắc, kích cỡ khác nhau với số lượng dư vì có khi bạn phải chuẩn bị gấp 2 gấp 3 lần số lượng thực phầm cần thiết. Trường hợp cần chuẩn bị props theo yêu cầu bạn sẽ mua muỗng đũa, dĩa, chén, bát, khăn trải bàn, vật dụng trang trí… tất cả mọi thứ cần để decor cho shot chụp, lưu ý tốt nhất nên có vài lựa chọn khác nhau để thay thế khi khách hàng hoặc photographer cần. Đảm bảo tất cả dụng cụ cần thiết để nấu nướng và styling được đóng gói cẩn thận trong tình trạng tốt nhất vận chuyển tới studio.
2 - Phải giữ món ăn ngon đến phút cuối.
Nắm chắc lịch buổi chụp, đến đúng giờ hoặc sớm hơn, chuẩn bị cẩn thận sắp xếp thực phẩm một cách khoa học nhất để khi photographer cần, mọi thứ luôn sẵn sàng. Công việc của Food Stylist là tạo ra những thứ khiến người xem phải phát thèm, do đó cần phải để mắt tới chúng ngay từ bước này(tùy loại thực phẩm mà yêu cầu khác nhau tươi mới, mượt mà , nóng hổi hay mọng nước…)
Kinh nghiệm của Jay: Dụng cụ dùng trong các buổi sản xuất Food Styling thường không có cửa hàng cố định, hoặc dù có thì bạn vẫn phải linh động mua sắm ở nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo thu thập đủ dụng cụ cần thiết. Ví dụ, hôm nay bạn sẽ thực hiện shooting cho một món kem sắp ra mắt của nhãn hàng X, điều quan trọng trước hết người Food Stylist phải làm đó là cân nhắc về thành phần và nguyên liệu của món ăn, bạn cần phải tìm đĩa đựng kem hoặc cốc đựng kem đúng để thể hiện tổng quan món kem thật sự hấp dẫn; hơn thế nữa, đôi khi bạn cần cân nhắc sử dụng glycerin hoặc hóa chất an toàn để giữ form cho món kem trong suốt quá trình diễn ra sản xuất nhằm đảm bảo kem không bị chảy hoặc hòa lẫn vào các nguyên phụ liệu khác.

Sách tuyển chọn trong tháng
Jay khuyên bạn nên đọc!
The best book for this content guidelines.
Rút ra từ kinh nghiệm hàng chục năm, cũng như những bí quyết nấu ăn mà mẹ cô đã áp dụng sau khi từ Việt Nam sang Mỹ, tác giả Andrea Nguyễn sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng những nguyên liệu dễ kiếm để tạo ra hương vị Việt Nam ngay tại nhà — một cách nhanh chóng. Với kinh nghiệm đời thường và những mẹo vặt thú vị của mình, tác giả sẽ hướng dẫn bạn tạo ra món ăn Việt từ nguyên liệu tại các siêu thị bình thường hoặc cách mua nguyên liệu tương tự ở các chợ bình dân. Jay khuyên bạn nên đọc quyển sách này để vừa học thêm món ăn mới, vừa học cách trình bày đĩa ăn tuy bình dân nhưng rất phong cách. Mới bắt đầu thì nên khởi động với kiến thức đơn giản đúng không nào?
Người Food Stylist giỏi thực hiện thao tác décor đẹp mắt cho món ăn là ''chưa đủ'', bạn cần am hiểu về văn hóa ẩm thực và câu chuyện đằng sau món ăn đó. Bởi vì mỗi món ăn, dù là cọng hành cọng ngò thì cũng cần được truyền tải đúng thông điệp đến với người thưởng thức, nếu thiếu đi nó, trải nghiệm tổng thể của bạn có thể nên sẽ trở nên không hòa quyện.
JMP [ Phạm Minh Thuận ] – Art Director
3 - Sắp đặt món ăn ''hoàn hảo'' là định hướng cả bữa ăn.
Đây là bước trình diễn cho camera, những thứ nhìn bằng mắt đẹp không đồng nghĩa với việc chúng hoàn hảo cho camera. Bạn phải dựa vào cách nhìn thông qua ống kính nhiếp ảnh các góc chụp khác nhau sẽ rất khác nhau, shoot hình chụp xa hay chụp gần, góc độ toàn cảnh hay cắt góc, ánh sáng mạnh hay yếu. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng trên bàn chụp, thực phẩm cần luôn ở tình trạng hoàn hảo nhất có thể cho đến khi photographer hoàn thành shot chụp. Một trong những thách thức lớn nhất của việc này là thực phẩm bị “chết từ từ” – héo, chảy nước, biến dạng do tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, thời gian… đó là vấn đề bạn cần giải quyết, một bí quyết đơn giản: sauce, rau trang trí, đậu phộng, tiêu, mè… rắc thêm nên để cuối cùng.




[ Còn tiếp ... Hãy đón xem các chuyên mục sau nhé! ]
Và đó là cơ bản 3 nhân tố cơ bản nhất nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp phát triển thành một ''Food Stylist'' hay đơn giản bạn muốn chu toàn hơn trong các bộ ảnh ẩm thực phục vụ cho mục đích cá nhân của bạn. Hãy chờ đón những chuyên mục sắp tới của Jay về đề tài ''Culinary Experience'' trên trang website javispham.com này để cùng học hỏi và trao đổi những chia sẻ thú vị theo góc nhìn của Jay nhé!
Thank you, It seems I really needed to read this.
I am probably going to have to end up reading it a few times along the way to get it to sink in and act on it, but it resonated with me in such a profound way that I just had to say thank you.